Lịch sử Công_thái_học

Từ buổi hái lượm và săn bắn, con người đã nhận thức được sự hạn chế của mình để tạo ra các công cụ lao động sao cho phù hợp (dùng que để chọc hái, tấn công và săn bắn; dùng đá để lấy lửa sưởi ấm và làm chín đồ ăn...)

Từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ II: Thời kỳ áp dụng triệt để chủ nghĩa Taylor và các ứng dụng kỹ thuật nhằm nâng cao tối đa năng suất và cường độ lao động. Tuy nhiên hệ thống này không hiệu quả vì đã bóc lột sức sản xuất đến cùng kiệt, làm mất khả năng tái sản xuất. Hơn thế nữa nó đã đi ngược lại với mục đích nhân đạo của lao động, đảm bảo sức khoẻ và phát triển nhân cách hài hoà trong lao động của Ecgônômi.

Từ thế chiến thứ II đến cuối thế kỷ XX: giai đoạn phát triển các nghiên cứu liên ngành nhằm tìm kiếm các phương tiện tối ưu hơn cho hoạt động của con người, đồng thời tìm ra những giới hạn về khả năng của họ. Với phương châm kết hợp khéo léo các khoa học kỹ thuật với khoa học về con người và hoạt động lao động, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động lao động và sản xuất, rút ngắn khoản cách giữa lý thuyết với thực tế. Với đòi hỏi cấp bách phải "làm cho công việc phù hợp với con người".

Những năm đầu thế kỷ XXI: Nghiên cứu hoàn thiện Ecgônômi/ Yếu tố con người nhằm tạo ra những phương tiện tối ưu cho con người được thực sự vui chơi giải trí trong thời gian nhàn rỗi để phục hồi sức sản xuất...